Dân tộc Nùng

25/02/2019 7860 0

Tên Tự gọi: Nùng

Tên gọi khác: Nùng Giang, Nùng Phàn Sình, Nùng An…

Nhóm địa phương: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín...

Số dân: 968.800 (Tổng cục Thống kê năm 2009).

Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng Tày, tiếng Thái.... Người Nùng dùng chữ Nôm Nùng, chữ Hán để ghi chép gia phả, bài cúng, bài hát…

Nguồn gốc lịch sử: Người Nùng đến lập nghiệp ở nước ta cách đây 200 – 300 năm.

Địa bàn cư trú: Người Nùng sống tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai.

Đặc điểm kinh tế: Sống bằng nương rẫy với cây lương thực chính là ngô, lúa với việc kết hợp làm ruộng nước vùng khe dọcr và ruộngcạn ở sườn đồi. Người Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýt, hồng... Các ngành nghề thủ công đã phát triển (nghề dệt mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm, đan lát, làm giấy dó, làm ngói âm dương).

Phong tục tập quán

Ăn: Người Nùng ăn cơm tẻ là chủ yếu, thích ăn các món xào mỡ lợn. "Khau nhục "là món ăn độc đáo. Trong những ngày lễ, tết, người Nùng thường làm nhiều loại bánh từ gạo và có tục uống rượu bằng thìa.

: Sống xen kẽ với người Tày, nhà ở của đồng bào ảnh hưởng kiểu kiến trúc nhà ở truyền thống của người Tày. Phần lớn ở nhà sàn. Một số ở nhà đất làm theo kiểu trình tường hoặc xây bằng gạch mộc. Ở ven biên giới trước kia còn có loại nhà làm theo kiểu pháo đài, có lô cốt và lỗ châu mai để chống giặc cướp.

Hôn nhân: Nam nữ được tự do yêu đương, nhưng hôn nhân do bố mẹ quyết định. Sau ngày cưới, trước khi có con, cô dâu ở nhà mẹ đẻ.

Tang ma: có nhiều nghi lễ để đưa hồn người chết về bên kia thế giới. Lễ hội: Người Nùng ăn Tết giống người Tày và Vieeth. Lễ hội tiêu biểu là "Lùng Tùng" (xuống đồng).

Tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên là chính. Ngoài ra còn thờ thổ công, Phật bà Quan Âm, bà mụ, ma cửa, ma sàn, ma ngoài sàn (phi hang chàn)... và tổ chức cầu cúng khi thiên tai, dịch bệnh...

Trang phục: Phụ nữ mặc áo năm thân và cài một hàng cúc bằng nút vải phía bên nách phải. Nam, nữ mặc quần nhuộm chàm, cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân. Phụ nữ đeo tạp dề trước bụng. Mỗi nhánh dân có loại trang phục

Đời sống văn hóa: Người Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc như Sli. Then là làn điệu dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có hình thức biểu diễn độc đáo.

 

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu