Dân Cư - Dân Tộc

14/02/2019 8661 0

Từ xa xưa, Đắk Lắk đã là địa bàn sinh tụ của nhiều tộc người khác nhau, mỗi tộc người lại bao gồm nhiều nhóm địa phương. Các tộc người và các nhóm tộc người đều có những sắc thái văn hoá riêng được hình thành trên những tương đồng văn hoá chung của cả tỉnh, tạo nên một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, một sắc thái văn hoá mang đậm sắc màu Đắk Lắk, đóng góp một mảng "màu" đặc sắc trong toàn bộ đời sống văn hoá Tây Nguyên.

Từ chỗ phân bố dân cư còn rất thưa thớt trên vùng đất rộng lớn nhưng điều kiện sống còn nhiều khó khăn trong suốt thời kỳ chiến tranh, sau ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, tỉnh Đắk Lắk là địa bàn trọng điểm của chính sách tái phân bố dân cư trên phạm vi cả nước để phát triển kinh tế và đảo đảm an ninh quốc phòng. Do đó, phân bố dân cư và dân số trải qua những biến động lớn để hình thành nên vùng đất trù phú như ngày nay.

Đến năm 2010, dân cư tỉnh Đắk Lắk là cộng đồng gồm 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người việt chiếm 67%, các dân tộc thiểu số như Ê Đê, Mnông, Gia Rai là các tộc người tại chỗ, đa phần còn lại là các dân tộc di cư đến trong nhiều thời kỳ khác nhau, nhất là từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

Dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số phân bố ở khắp các địa phương trong tỉnh, không một huyện nào không có người Kinh cũng như người dân tộc thiểu số. Điều đó cho thấy, ngày nay cư trú đan xen, cộng cư là một hiện tượng phổ biến. Một số huyện có trên 20 thành phần cộng cư là Ea H'Leo (26), Ea Súp (25), Krông Bông (25), Krông Năng (24). Đây là kết quả tất yếu của quá trình chuyển cư từ vùng đồng bằng qua nhiều thời kỳ, đặc biệt là thời kì sau thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước thực hiện mạnh mẽ đường lối, chính sách tái phân bố dân cư và lao động trên phạm vi cả nước.

Tỷ lệ các dân tộv phân bố không đồng đều ở các đơn vị hành chính cấp huyện. Do quá trình lịch sử, tập quán sinh hoạt, nhu cầu sản xuất, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao ở các huyện trước đây đã có nhiều cộng đồng dân tộc tại chỗ sinh sống, những huyện đất rộng người thưa có tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp phù hợp với nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của những dân tộc thiểu số chuyển cư, phần lớn là dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Các Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao trên 40% như Đắk Lắk (66,22%), Buôn Đôn (66,12%), Krông Bông (47,47%), M'Đắk (42,64%), Krông Ana (41,97%), Cư M'gar (41,43%), Krông Năng (41,24%). Do người Kinh có xu hướng sống tập trung khá cao ở khu vực thành thị, thuận lợi với các nghành dịch vụ, công nghiệp như thành phố Buôn Ma Thuột, Huyện Ea Kar, thị xã Buôn Hồ nên tỉ lệ người dân tộc thiểu số ở các đơn vị hành chínnh này khá thấp, dưới 22%

Các dân tộc ở Đắk Lắk: Kinh, Êđê, Nùng, Tày, Mnông, Hmông, Thái, Gia Rai, Mường, Dao, Xơ Đăng, Sán Chay, Hoa, Bru - Vân Kiều, Khờ Me, Thổ, Chứt, Ba Na, Lào, Chăm, Hrê, Sán Dìu, Cơ Ho, Raglai...

 

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu