Thực Vật

14/02/2019 4681 0

Đắk Lắk nổi tiếng với Vườn quốc gia Yok Đôn, một trong những vườn quốc gia rộng nhất Việt Nam với diện tích 115.500ha. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có bốn khu rừng đặc dụng là: Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và Khu rừng lịch sử văn hoá môi trường Hồ Lắk; mỗi khu có diện tích từ 10.000ha đến 60.000ha. Với hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên vào hàng phong phú, đa dạng, rộng lớn nhất cả nước, Đắk Lắk là nơi hội tụ nhiều họ thực vật khác nhau như: họ Bàng, họ Tử Vi, họ Gạo, họ Dầu, một số họ cây lá kim và cũng là nơi tập trung nhiều loài cây rừng có giá trị kinh tế cao như: Cẩm lai, Cà te, Giáng hương, Trắc, Gụ, Sao, Dầu và nhiều loài có giá trị khoa học đang được bảo tồn.

Đắk Lắk không chỉ có núi non trùng điệp, những thảm rừng đa sinh thái với hơn ba nghìn loài cây rừng, mà còn nổi tiếng nhờ có cao nguyên đất đỏ phì nhiêu phù hợp với việc phát triển nhiều loài cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, ca cao, hồ tiêu, điều.

Quá trình sinh sống và phát triển kinh tế của người dân trên vùng đất cao nguyên trù phú đa dân tộc ở Đắk Lắk cũng chính là quá trình phát triển các loài cây trồng bản địa và các loài cây du nhập có giá trị kinh tế cao. Sự đa dạng địa hình và sinh thái là nền tảng để tập đoàn cây trồng cũng rất đa dạng, trong đó có hàng chục loài cây trồng công nghiệp lâu năm, cây ăn quả đem lại nguồn lợi xuất khẩu lớn, nhất là cây cà phê, làm cho Đắk Lắk được mệnh danh là thủ phủ cà phê của cả nước. Một số cây trồng chính của Đắk Lắk:

Cây công nghiệp dài ngày:

- Cây cà phê

- Điều

- Cao su

- Hồ tiêu

- Ca cao

Cây ăn quả

- Bơ

- Sầu riêng

- Mít

- Xoài

- Nhãn

Cây lương thực, thực phẩm

- Lúa

- Ngô

- Sắn

- Đậu tương

- Lạc

- Mía

- Rau, đậu

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu