Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại
Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại
Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại
Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại
Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại
Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại
Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại

Giới thiệu

Giá: 20,000VNĐ-30,000VNĐ

Số điện thoại: (0262) 3.858.358

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:30 SA - Đóng cửa: 4:30 CH

Email: phongqldl@vhttdl.daklak.gov.vn

Địa chỉ: Số 02 đường Y Ngông, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Thời gian mở cửa: 07:30 - 16:30 từ thứ ba đến thứ sáu hàng tuần 08:00 - 16:00 thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại tọa lạc tại số 02 đường Y Ngông, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột. Nơi đây trước năm 1905 là nhà hàng Maison Lefévre – một trạm kiểm soát trá hình nhằm khống chế sự giao lưu, quan hệ của đồng bào buôn Kram - Buôn Ma Thuột với các buôn khác và người Kinh từ đồng bằng lên. Đến năm 1914, Công sứ Sabatier đã chọn địa điểm này để xây dựng công sở được gọi là Toà Đại lý Quận trưởng. Năm 1926, sau khi về thay Công sứ Sabatier, Công sứ Giran đã cho cải tạo và xây dựng toà nhà như hiện nay và được gọi là Toà công sứ (Résidence), dân địa phương gọi là Sang Ae Prong (nhà ông lớn). Tháng 11/1947, sau khi được Chính phủ Pháp bảo lãnh đưa về nước với danh nghĩa là Quốc trưởng, Bảo Đại đã làm việc trong khu vực này gần 8 tháng (từ tháng 11/1947 đến khoảng tháng 5/1948). Đến những năm 1949 – ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Thời gian mở cửa:

07:30 - 16:30 từ thứ ba đến thứ sáu hàng tuần

08:00 - 16:00 thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết

Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại tọa lạc tại số 02 đường Y Ngông, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột.

Nơi đây trước năm 1905 là nhà hàng Maison Lefévre – một trạm kiểm soát trá hình nhằm khống chế sự giao lưu, quan hệ của đồng bào buôn Kram - Buôn Ma Thuột với các buôn khác và người Kinh từ đồng bằng lên. Đến năm 1914, Công sứ Sabatier đã chọn địa điểm này để xây dựng công sở được gọi là Toà Đại lý Quận trưởng. Năm 1926, sau khi về thay Công sứ Sabatier, Công sứ Giran đã cho cải tạo và xây dựng toà nhà như hiện nay và được gọi là Toà công sứ (Résidence), dân địa phương gọi là Sang Ae Prong (nhà ông lớn).

Tháng 11/1947, sau khi được Chính phủ Pháp bảo lãnh đưa về nước với danh nghĩa là Quốc trưởng, Bảo Đại đã làm việc trong khu vực này gần 8 tháng (từ tháng 11/1947 đến khoảng tháng 5/1948). Đến những năm 1949 – 1954, hằng năm vào dịp đầu mùa mưa, ông thường đến đây để nghỉ ngơi và săn bắn, do đó ngôi nhà này còn có tên Biệt Điện Bảo Đại.

Tòa nhà Biệt Điện Bảo Đại

Ngược về quá khứ, tại di tích này vào năm 1925, giới trí thức người dân tộc thiểu số do thầy giáo Y Jút lãnh đạo, đã bao vây tấn công toà Công sứ, với mục tiêu chính là diệt Sabatier. Tuy chưa giết được Sabatier nhưng cuộc đấu tranh chính trị, bạo động của học sinh, công nhân, viên chức do thầy giáo Y Jút lãnh đạo nổ ra ngay trung tâm tỉnh lỵ Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột) đã có tác động mạnh mẽ đến bộ máy cai trị của bọn thực dân Pháp – Gây tiếng vang lớn đối với đồng bào cả nước. Cũng chính từ cuộc đấu tranh này là nguyên nhân trực tiếp để chính phủ Pháp phải nhượng bộ đồng bào các dân tộc ở Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk, đưa Giran đến thay.

Tháng 3/1945 khi phát xít Nhật tràn lên Buôn Ma Thuột, Công sứ Levo đã giao lại ngôi nhà cũng như toàn bộ chính quyền Đắk Lắk cho phát xít Nhật. Cũng trong năm này di tích này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của đất nước nói chung và Tây Nguyên – Đắk Lắk nói riêng. Từ sau sự kiện lịch sử ngày 24/8/1945, tòa nhà trở thành trụ sở Hội đồng cố vấn cách mạng, nơi tổ chức các cuộc họp bàn chỉ đạo mọi công việc bảo vệ, xây dựng chính quyền của tỉnh và Nhà nước về mọi phương diện. Hội đồng cố vấn cách mạng tỉnh họp mỗi tuần 1 lần, ngoài ra trong suốt thời gian từ tháng 8 đến tháng 12/1945 đây còn là nơi triệu tập các cuộc họp của các đoàn thể thanh niên, phụ nữ … triển khai các công việc trước mắt và lâu dài nhằm tuyên truyền, giáo dục đến mọi đối tượng trong xã hội, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Ủy ban cách mạng lâm thời, xây dựng tình đoàn kết các dân tộc, bảo vệ đất nước.

Để từng bước khắc phục khó khăn về kinh tế, đồng thời khích lệ truyền thống tự lập, tự cường vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Tháng 10/1945 hưởng ứng phong trào tuần lễ vàng do Chính phủ phát động, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày các vật phẩm địa phương. Nhân dịp tổ chức hội chợ, Đảng bộ tỉnh đã triệu tập: “…Tổ chức được Lễ ăn thề đoàn kết các dân tộc Êđê, Kinh, M’nông, Gia rai dưới hình thức hội chợ triển lãm kéo dài 03 ngày 03 đêm. Thông qua hội chợ, đồng bào hiểu rõ chính quyền cách mạng là của nhân dân các dân tộc, hiểu rõ chính sách đại đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước ta”. Hội chợ và Lễ ăn thề là cơ sở tạo ra sức mạnh toàn dân trong đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

Một sự kiện quan trọng nữa cũng diễn ra tại di tích này là ngày 01/12/1945 trong lúc thực dân Pháp đã và đang dựa vào quân đồng minh, âm mưu thôn tính nước ta lần thứ hai, một cuộc họp quan trọng bàn về vấn đề bầu cử Quốc hội khoá I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đồng chí Bùi San chủ trì (Nguyên Ủy viên hội đồng cố vấn cách mạng năm 1945). Cuộc họp đã đề ra các phương án bầu cử Quốc hội trong toàn tỉnh, bằng mọi hình thức giành thắng lợi kể cả trong lúc thực dân Pháp có thể đã có mặt trên toàn tỉnh. Cuộc họp đang triển khai thì bất ngờ Pháp đã tấn công vào Buôn Ma Thuột. Lực lượng Việt Minh đã chống trả quyết liệt, nhiều gương chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, đã sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho lớp lớp các thế hệ sau.

Sau năm 1975, Di tích là trụ sở đầu tiên của Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk – trung tâm chỉ đạo mọi hoạt động, chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh những ngày mới giải phóng. Một phần của di tích được sử dụng như nhà khách của Tỉnh ủy Đắk Lắk, đã từng vinh dự đón tiếp những cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng – Nhà nước mỗi khi đến thăm và làm việc tại Đắk Lắk như: Tổng Bí thư Lê Duẩn (4/1978); Chủ tịch Trường Chinh (1982); Thủ tướng Phạm Văn Đồng; Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Chủ tịch Võ Chí Công,...

Không gian xanh mát tại khuôn viên di tích

Di tích được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích quốc gia theo Quyết định số 02/1999/QĐ-BVHTT, ngày 26/01/1999, đến ngày 28/02/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 425/QĐ-BVHTTDL đổi tên thành Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí