Di tích lịch sử Đồn điền Rossi

Introdution

Price: Free

Phone: (0262) 3.858.358

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 7:00 AM - Close Time: 6:00 PM

Email: vhttdl@daklak.gov.vn

Address: Dat Hieu ward, Buon Ho district, Đắk Lắk privince

Đồn điền Rossi là một trong số các đồn điền vừa trồng cà phê, vừa trồng cao su do người Pháp thành lập ở Đắk Lắk vào năm 1926. Ngay từ khi thành lập, đội ngũ công nhân đồn điền đã đấu tranh quyết liệt nhằm chống lại sự áp bức, bóc lột tàn bạo của tư bản thực dân, bảo vệ quyền lợi người lao động, giành độc lập, giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quá trình thành lập các đồn điền ở Đắk Lắk có hai thời kỳ: Thời kỳ đầu là trước năm 1923, do phải tập trung vào việc bình định, mở đường giao thông, xây dựng các cơ sở hạ tầng và tập trung cho chiến tranh ở Châu Âu, nên bọn thực dân chưa bỏ tiền đầu tư lên vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Vì vậy, số đơn xin phép và số đồn điền được thiết lập thực tế chưa nhiều, chỉ có một số công ty và tư nhân thực sự có thế lực mới dám bỏ vốn ra kinh doanh. Trong những đồn điền đầu tiên được lập ra ở Đắk Lắk thời kỳ này ... View more

Map

Introdution

×

Đồn điền Rossi là một trong số các đồn điền vừa trồng cà phê, vừa trồng cao su do người Pháp thành lập ở Đắk Lắk vào năm 1926. Ngay từ khi thành lập, đội ngũ công nhân đồn điền đã đấu tranh quyết liệt nhằm chống lại sự áp bức, bóc lột tàn bạo của tư bản thực dân, bảo vệ quyền lợi người lao động, giành độc lập, giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Quá trình thành lập các đồn điền ở Đắk Lắk có hai thời kỳ: Thời kỳ đầu là trước năm 1923, do phải tập trung vào việc bình định, mở đường giao thông, xây dựng các cơ sở hạ tầng và tập trung cho chiến tranh ở Châu Âu, nên bọn thực dân chưa bỏ tiền đầu tư lên vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Vì vậy, số đơn xin phép và số đồn điền được thiết lập thực tế chưa nhiều, chỉ có một số công ty và tư nhân thực sự có thế lực mới dám bỏ vốn ra kinh doanh. Trong những đồn điền đầu tiên được lập ra ở Đắk Lắk thời kỳ này có hai cơ sở lớn nhất là Đồn điền CADA (Compagnie Agricole D’Asie) với số vốn đầu tư ban đầu khoảng 56 triệu Franc, diện tích 1.800 ha và đồn điền C.H.P.I (Compagnie des Hauts Plateaux Indochinois) với số vốn ban đầu khoảng 10 triệu Franc, diện tích là 1.371 ha.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), để khôi phục kinh tế của chính quốc bị kiệt quệ, thực dân Pháp chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công cuộc khai thác, bóc lột các thuộc địa, tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương và Việt Nam với quy mô rộng lớn. Do nhu cầu về nguyên liệu công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng như mủ cao su, cà phê, chè…bị khan hiếm, trong khi đó đất đai để trồng những loại cây này ở những nơi khác cơ bản không còn dễ dàng như trước.

Từ năm 1923, tại Đắk Lắk, Công sứ Sabachie cho thực hiện nhiều biện pháp để bình định, củng cố bộ máy chính trị, ban hành các chính sách cấp đất, tuyển dụng nhân công, khuyến khích giới chủ bỏ vốn xây dựng các đồn điền. Tại Sắc lệnh số 4/11/1928, Toàn quyền Đông Dương càng có ý thức hơn trong việc thiết lập các đồn điền ở những vùng người dân tộc thiểu số bằng cách tạo điều kiện để bên cạnh đồn điền của các công ty lớn thì có các đồn điền nhỏ của bọn thực dân là quan chức chính quyền, sĩ quan quân đội với chiêu bài “vừa mở mang kinh tế vừa giúp trị an”.

Với những chủ trương và chính sách vừa trắng trợn vừa xảo quyệt như vậy nên đến trước năm 1930, trên địa bàn Đắk Lắk đã có hàng chục đồn điền của các công ty và tư nhân người nước ngoài, chủ yếu là của người Pháp được thành lập. Riêng năm 1926 đã có trên 26 đơn xin lập đồn điền ở Đắk Lắk với diện tích khai thác là 200.000 ha. Những đồn điền này nằm rải hai bên các trục đường quốc lộ 21, quốc lộ 14 và xung quanh Buôn Ma Thuột như: Đồn điền Ô giê, đồn điền Mô-ri, May-ô…

Tất cả những đồn điền trên đều của các công ty tư bản hoặc của tư nhân người nước ngoài, đứng đầu là những ngân hàng lớn, các chủ hãng, sĩ quan cao cấp và một số nhà buôn, nhà thầu người Pháp, lớn nhất là Đồn điền CADA, C.H.P.I và Rossi. Thời gian này, người Việt Nam, kể cả người kinh và người dân tộc thiểu số đều không được phép lập đồn điền ở Đắk Lắk.

Đồn điền Rossi là một trong số các đồn điền vừa trồng cà phê, vừa trồng cao su do người Pháp thành lập ở Đắk Lắk vào năm 1926 nhằm thực hiện chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công cuộc khai thác, bóc lột các thuộc địa ở Đông Dương và Việt Nam. Khi Đồn điền được thành lập cũng là thời điểm giai cấp công nhân Đồn điền Rossi ra đời.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, công nhân Đồn điền Rossi cùng với công nhân các đồn điền tại Đắk Lắk đã đấu tranh quyết liệt nhằm chống lại sự áp bức, bóc lột tàn bạo của tư bản thực dân, giành độc lập, giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, đánh dấu sự sụp đổ bộ máy cai trị thực dân Pháp sau hơn 80 năm xâm lược nước ta.

Bước sang thời kỳ chống Mỹ, Đội công tác E15 của H4 (mật danh các huyện Buôn Hồ, Krông Năng, Ea Hleo) đã vào các lô cà phê, cao su gặp gỡ công nhân đồn điền Rossi để tuyên truyền, vận động họ tham gia cách mạng. Đội công tác đã chọn được những công nhân người dân tộc thiểu số có ý thức giác ngộ cách mạng tốt để xây dựng cơ sở cách mạng trong công nhân, đồng thời thông qua công nhân tiếp xúc với chủ đồn điền. Công nhân ủng hộ cách mạng bằng cách mua hàng hóa và nhu yếu phẩm cho đội công tác, bộ đội huyện H4. Chủ đồn điền đóng góp lương thực, thực phẩm nuôi bộ đội, đóng thuế cho cách mạng và đứng ra móc nối với lực lượng Bảo An tại khu vực H4 để che dấu việc tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược cho cách mạng.

Từ năm 1962 – 1965, thông qua một số cơ sở trong Đồn điền như: đồng chí Đặng Văn Dậu, Hoàng Xuân Chính, Y Sơr Lap, Ban Kinh tài tỉnh đã xây dựng được một cửa khẩu quan trọng để móc nối hàng hóa. Đồng chí Chế Đăng Thúy, cán bộ Ban Kinh tài tỉnh đã nhiều lần tiếp xúc với người quản lý máy móc, điện nước kiêm phiên dịch, lái xe của đồn điền (ông Bốn Dậu) qua đó vận động chủ đồn điền nộp thuế cho cách mạng. Hàng năm, ta đã thu được khoảng 3 triệu đồng tiền thuế, nhờ đổi tiền đô la (tiền đô la xanh loại 5.000, 10.000 đồng rất khó đổi vì địch biết là tiền của miền Bắc đưa vào, tiền mệnh giá lớn dân ít tiêu dùng nên ta phải thông qua chủ đồn điền đưa vào Sài Gòn mới đổi được), mua hàng hóa. Hàng hóa chủ yếu là gạo, cũng có lúc là muối, thuốc tây, cá khô, bột ngọt, vải… được vận chuyển hợp pháp bằng xe của đồn điền. Có tháng tại cửa khẩu này ta đã mua và nhận được sự tiếp tế của Đồn điền Rossi hàng chục tấn gạo và các nhu yếu phẩm khác. Thông thường, vào khoảng 5 giờ chiều, xe ben của đồn điền chạy ra vùng giáp ranh với căn cứ ta, trút hàng xuống rồi chạy về. Cũng có lúc lấy cớ đi săn dài ngày, chủ đồn điền chất đầy hàng hóa lên xe đi sâu vào rừng để giao hàng cho ta. Việc tính toán tiền giữa đôi bên được giải quyết theo con đường riêng trước, hoặc sau khi nhận hàng.

Ta đảm bảo cho Đồn điền Rossi được làm ăn bình thường trên vùng đất thuộc quyền kiểm soát của cách mạng, tin tức các cuộc càn quét của Mỹ - Ngụy vào khu vực đồn điền được ta thông báo trước cho chủ Đồn điền để họ đối phó như: Không phá vào vườn cà phê, cao su, không để công nhân đi lại nơi có chiến sự để tránh thương vong và bị bắt đi lính. Cán bộ Công vận còn nhiều lần vào chỉ đạo cơ sở trong công nhân, đưa người vào các Ban đại diện công nhân để thông qua đó mà giao tiếp, yêu cầu chủ đồn điền thực hiện một phần Điều lệ Công đoàn Giải phóng. Công nhân chính thức (khoảng 50 người) đều có nhà ở ổn định, được trả lương tháng, có phụ cấp cho vợ, con mỗi nhân khẩu 13kg gạo. Công nhân thời vụ, kể cả dân dinh điền được trả lương khoán hoặc lương ngày và 24 kg gạo mỗi tháng. Có lần ta tập hợp công nhân ngay tại sân Đồn điền để dự mít tinh, nghe tuyên truyền về chính sách của cách mạng, về Điều lệ Công đoàn Giải phóng.

Năm 1968, cơ sở cách mạng trong Đồn điền Rossi có khoảng 15 -16 công nhân tham gia, đã phát triển thành 01 tổ đảng (03 đảng viên), 01 chi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (03 đoàn viên) và 01 cơ sở du kích. Từ đó, đội công tác E15 của H4 có chỗ dựa vững chắc, các tổ chức này thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của địch, nắm bắt được thông tin thời gian địch càn quét và báo cho ta biết, đối phó, thông tin về các đơn vị quân sự của địch.

Tính đến năm 1975, Đồn điền Rossi đã cung cấp cho cách mạng hàng trăm tấn gạo và hàng chục tấn muối. Ngoài ra, còn giúp Ban Kinh Tài của tỉnh đổi hàng trăm ngàn đô la Mỹ (USD) sang tiền Ngụy để mua lương thực, thực phẩm, mua vải may quần áo cho bộ đội, chiến sĩ. 

 

Đồn điền Rossi, nơi chứng tích tinh thần đấu tranh cách mạng của các thế hệ công nhân, những người đã biến một đồn điền của thực dân thành một cơ sở vững chắc cho cách mạng. Giai cấp công nhân của đồn điền đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất, đoàn kết các dân tộc thành một khối thống nhất, quyết tâm đánh địch, bám trụ giữ vững từng tấc đất, từng lô cao su, rẫy cà phê, bảo vệ thành quả cách mạng, để giành lấy nền độc lập, thống nhất nước nhà.

Ngày nay, qua những trang sử hào hùng về truyền thống đấu tranh của Nhân dân ta nói chung, của công nhân Đồn điền Rossi nói riêng, nơi đây đã trở thành một địa chỉ đỏ, nhằm giáo dục cho mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về ý chí quật cường, truyền thống yêu nước và hun đúc tinh thần đấu tranh cách mạng bất khuất, khơi dậy lòng tri ân, biết ơn vô hạn đến các anh hùng liệt sỹ, đến các thế hệ công nhân Đồn điền, các đồng bào tử nạn trong các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Entertainment