Giá: Miễn phí
Số điện thoại: (0262) 3.852.405
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Email: vhttdl@daklak.gov.vn
Địa chỉ: xã Ea Tir, huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk
Di tích Sở chỉ huy - Nơi công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 3 thuộc địa phận xã Ea Tir, huyện Ea H’leo, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 112 km về hướng Tây Bắc.
Ngày 26/3/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 54/QP-QĐ thành lập Quân đoàn 3 trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Ngày 27/3/1975, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc Phòng đã chọn địa điểm Sở chỉ huy Sư đoàn 320 cũ (tại khu rừng phía Tây Thuần Mẫn, nay thuộc xã Ea Tir, huyện Ea H’leo) làm nơi tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 3.
Quân đoàn 3 thành lập có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu sự ra đời của quân đoàn chủ lực cơ động thứ tư của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với thành phần là các đơn vị chủ lực Mặt trận Tây Nguyên chuyển gọn thành, Quân đoàn 3 là một binh đoàn chủ lực binh chủng hợp thành hoàn chỉnh, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, sức cơ động cao, hoả lực mạnh, có trình độ và kinh nghiệm tác chiến hiệp đồng binh chủng; có thể độc lập tiến hành một chiến dịch hoặc đảm nhiệm hướng chủ yếu trong đội hình chiến dịch lớn của cấp trên, làm lực lượng quyết định trong các chiến dịch có ý nghĩa chiến lược.
Địa điểm Nơi công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 3 tại xã Ea Tir, huyện Ea H’leo đã trở thành Sở chỉ huy đầu tiên của Quân đoàn 3. Tại đây các cán bộ, chiến sĩ đã vinh dự được Đại tướng Văn Tiến Dũng trực tiếp giao nhiệm vụ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu, đập tan tuyến phòng thủ Tây Bắc Sài Gòn - Gia Định. Đánh chiếm hai trong năm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Hồ Chí Minh là sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu Ngụy.
Với khí thế của những người đã góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng trong chiến dịch Tây Nguyên, các chiến sĩ Quân đoàn 3 đã chiến đấu anh dũng, hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ, cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Sau khi cùng quân và dân ta hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, đã kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang, tiếp tục đảm nhận những nhiệm vụ mới và lập nên những kỳ tích mới: Tiếp quản và tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, khắc phục hậu quả sau chiến tranh ở các địa phương: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Khánh, Thuận Hải; truy quét Fulrô và các nhóm phản động trên địa bàn Tây Nguyên, ...
Từ tháng 10/1977, Quân đoàn cơ động lực lượng làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam. Với phương châm vừa chiến đấu, vừa xây dựng, củng cố lực lượng, Quân đoàn đã mở các chiến dịch, các đợt hoạt động đánh bại lực lượng địch. Đồng thời, với tinh thần quốc tế cao cả, Quân đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng.
Tháng 7/1979, Quân đoàn cơ động toàn bộ lực lượng về nước, làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu ở biên giới phía Bắc.
Tháng 4/1987, thực hiện chiến lược điều chỉnh bố trí lực lượng của Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng, Quân đoàn 3 trở lại địa bàn Tây Nguyên, cùng nhân dân các dân tộc xây dựng Tây Nguyên ngày càng giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng – an ninh, văn hóa xã hội, phát triển tương xứng với tiềm năng một vùng đất chiến lược của Tổ quốc.
Trong quá trình công tác, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sỹ Quân đoàn luôn phát huy bản chất Bộ đội cụ Hồ, truyền thống vẻ vang "Quyết thắng, Sáng tạo, Đoàn kết, Thống nhất, Nghiêm túc, Tự lực", đã phấn đấu, cống hiến, hy sinh quên mình vì Tổ quốc; hơn 50 ngàn liệt sỹ của Quân đoàn đã ngã xuống trên các miền đất thiêng liêng của Tổ quốc và trên đất bạn Campuchia; nhiều cán bộ, chiến sỹ giữ các vị trí quan trọng trong Đảng, Nhà nước và Quân đội,...
Theo lời kể của đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Dũng, nguyên Thư ký quân sự của Đại tướng Văn Tiến Dũng: Nơi đây (Sở chỉ huy - Nơi công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 3) từng là căn cứ đóng quân của đơn vị đặc công B3 và đã được sử dụng làm Sở chỉ huy tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh tại Tây Nguyên (hay còn gọi là Sở Chỉ huy cơ quan đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng (A75), tháng 3/1975). Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng được Trung ương cử vào chỉ đạo chiến dịch Tây Nguyên và công bố quyết định thành lập Quân đoàn 3. Đại tướng đã ở và làm việc tại khu vực này trong những ngày cuối tháng 3/1975. Tại đây, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã gặp các đồng chí Bùi San – Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu V, đồng chí Huỳnh Văn Cần - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk để quán triệt và triển khai chỉ thị của Bộ Chính trị, của Quân ủy Trung ương thực hiện tốt công tác tiếp quản, chú trọng chính sách dân tộc nhằm tăng cường đoàn kết các dân tộc, giữ vững vùng giải phóng để Quân đoàn 3 cùng với các cánh quân chủ lực khác tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sở chỉ huy - Nơi công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 3 là một địa chỉ đỏ ghi dấu công lao to lớn của các thế hệ cha anh, góp phần giáo dục truyền thống kiên cường, bất khuất của quân và dân các dân tộc Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giáo dục về ý chí quật cường, tinh thần cách mạng cao cả, truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho quân và dân các dân tộc Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung. Với ý nghĩa đó, ngày 29/11/2018, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định số 3256/QĐ-UBND công nhận Sở chỉ huy - Nơi công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 3 là Di tích Lịch sử cấp tỉnh.
Một số hình ảnh của Di tích:
Khoảng cách: 80 m
Khoảng cách: 150 m
Khoảng cách: 170 m
Khoảng cách: 230 m
Khoảng cách: 260 m
Khoảng cách: 410 m
Khoảng cách: 410 m
Khoảng cách: 420 m
Khoảng cách: 440 m
Khoảng cách: 490 m
Khoảng cách: 490 m
Khoảng cách: 520 m
Khoảng cách: 530 m
Khoảng cách: 530 m
Khoảng cách: 170 m
Khoảng cách: 240 m
Khoảng cách: 350 m
Khoảng cách: 450 m
Khoảng cách: 490 m
Khoảng cách: 510 m
Khoảng cách: 540 m
Khoảng cách: 550 m
Khoảng cách: 610 m
Khoảng cách: 650 m
Khoảng cách: 660 m
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 10 m
Khoảng cách: 10 m
Khoảng cách: 10 m
Khoảng cách: 10 m
Khoảng cách: 10 m
Khoảng cách: 20 m
Khoảng cách: 20 m
Khoảng cách: 20 m
Khoảng cách: 50 m
Khoảng cách: 390 m
Khoảng cách: 520 m
Khoảng cách: 2,67 km