Bảo tàng thế giới Cà phê – Điểm đến mới của Việt Nam 

12/02/2019 6206 0

Sau hơn một tháng khai trương, Bảo tàng Thế giới Cà phê đã đón hàng chục nghìn lượt khách thăm quan và hàng trăm lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Nơi đây không chỉ là điểm đến của cộng đồng yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu, tái hiện những nét văn hóa truyền thống đến với mọi người.

Từ câu chuyện của những nhà sáng lập

Trên thế giới, có rất nhiều bảo tàng cà phê được thành lập ở các quốc gia như Brazil, Colombia, Ethiopia, Đức, Anh, Nhật Bản… nhưng Bảo tàng Cà phê thế giới ở Việt Nam là bảo tàng sống lớn nhất, độc đáo nhất, đặc sắc nhất và là một phần trong tổng thể của “Thủ phủ Cà phê Toàn cầu” đang được nỗ lực hiện thực hóa tại thành phố Buôn Ma Thuột.

https://daklak.gov.vn/documents/10181/1324427/Quang-Canh-Ben-Ngoai.jpg https://daklak.gov.vn/documents/10181/1324427/Quang-Canh-Ben-Ngoai.jpg

Thiết kế của Bảo tàng thế giới cà phê là những ngôi nhà dài cao lớn, toàn thân như một nét nhạc, một tiếng chim vút lên giữa rừng, chỉ chực bay lên.

Năm 1927, ông Erich Burg-cha của Jens Burg thành lập xưởng cà phê rang xay đầu tiên trên đường Eppendorfor, Hamburg (Đức), với tên gọi là Burg's Kaffee Rosterei. Hơn nửa thế kỷ sau, Jens Burg tiếp quản sự nghiệp và tình yêu cà phê của bố, rồi thực hiện ý tưởng xây dựng một Bảo tàng Cà phê tư nhân trong hơn 2 thập kỷ. Đến năm 2000, Jens Burg đã trở thành chủ nhân của bộ sưu tập các dụng cụ sản xuất, chế biến cà phê phong phú nhất thế giới.

https://daklak.gov.vn/documents/10181/1324427/giao+luu+ba+tik.jpg 

Nghệ nhân Indonesia giới thiệu cách nhuộm Batik tại Bảo tàng

Năm 2007, Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ đã ghé thăm bảo tàng Jens Burg và trong suốt 3 năm tiếp theo đó với quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu đưa được hiện vật Bảo tàng Jens Burg về Việt Nam. Tâm huyết của Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ đã khiến Jens Burg tin tưởng ông gặp đúng người “sống vì cà phê”  kế tục bảo tàng.

https://daklak.gov.vn/documents/10181/1324427/dung+cu+che+bien.jpg 

Trưng bày nhiều vật dụng, công cụ sản xuất và chế biến cà phê của Việt Nam từ thời kỳ sơ khai đến ngày nay

Tháng 9.2010, hơn 10.000 hiện vật bảo tàng cà phê của Jens Burg đã về đến Việt Nam và được đưa về làng cà phê Trung Nguyên ở Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê. 

Và ngày mở cửa đón những du khách đầu tiên đến tham quan, câu nói của Jens Burg đã được trân trọng lưu giữ tại nơi này : “Tôi hoàn toàn tin tưởng khi chuyển giao lại đứa con của mình cho Trung Nguyên vì tôi muốn đóng góp một phần của mình vào việc xây dựng và hình thành nên một Thủ phủ Cà phê Toàn cầu được xây dựng tại Việt Nam. Đây là sự đóng góp thiết thực và ý nghĩa nhất của tôi vào cuối cuộc đời của mình”. 

 https://daklak.gov.vn/documents/10181/1324427/Khu-Trung-Bay-Hien-V.jpg

Bảo tàng thế giới cà phê đã thành hình với kiến trúc nương theo không gian quen thuộc đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên, có hình khối dựa trên nền tảng kiến trúc nhà dài và sóng âm từ tiếng chuông ngân được cách điệu thành những đường cong đa hình

Một trong những chuyên gia về bảo tàng hàng đầu của Đông Nam Á, Giáo sư Nguyễn Văn Huy – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam dành nhiều tâm huyết cho công trình này chia sẻ: “Tôi may mắn được chia sẻ ý tưởng về một bảo tàng văn hóa cà phê thế giới ngay từ những ngày đầu và thực sự bị cuốn hút vì tính độc đáo và đặc sắc của ý tưởng. Điều ấn tượng nhất là bản thân bảo tàng này cũng đủ để hấp dẫn với thế giới nhưng đây chỉ là một phần của Thủ phủ Cà phê Toàn cầu tại Việt Nam. Tôi và ông AmaGalla - Phó Chủ tịch Bảo tàng Cà phê thế giới, đều bị cuốn hút bởi ý tưởng một bảo tàng sống về cà phê”.

Đến kỳ vọng của tương lai

Là người đã đồng hành và luôn ủng hộ Dự án Thủ phủ Cà phê Toàn cầu từ những ngày đầu tiên, Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước – Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển đã gửi thư chúc mừng Bảo tàng Thế giới Cà phê. Bà viết: Mười năm trước, tôi và các đồng chí Lãnh đạo Quỹ Hòa Bình đã có mặt ở thung lũng xanh này và đã cùng anh Vũ khởi đầu ý tưởng xây dựng Buôn Ma Thuột là thủ phủ Cà phê. Ngày này, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk là điểm đến đầy ấn tượng bởi hương sắc cà phê mà sự đóng góp của Trung Nguyên là vô cùng ý nghĩa. Mười năm qua, Trung Nguyên đã vượt qua muôn ngàn khó khăn, thử thách đế phát triển và đã có nhiều thành công, sự cố gắng đó rất đáng biểu dương khen ngợi. Tôi thật sự vui mừng khi biết hôm nay Trung Nguyên khánh thành Bảo tàng Thế giới Cà phê, tôi hy vọng Bảo tàng sẽ là nơi lưu giữ nhưng cũng là nơi đúc kết những gì đã làm được để có những bài học kinh nghiệm quí báu cho sự phát triển sắp tới. Khoa học ngày nay đã minh chứng rằng Bảo tàng có ý nghĩa đóng góp to lớn nhất khi kết hợp được bảo tàng tĩnh và bảo tàng động. Tôi chúc Bảo tàng Thế giới Cà phê Trung Nguyên sẽ hòa quyện hôm qua, hôm nay và ngày mai vì sự nghiệp phát triển cà phê Việt Nam mà điểm nhấn là cà phê Trung Nguyên.

 

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc được tái hiện để du khách cùng trải nghiệm

Có mặt tại buổi Lễ khai trương, ông Nguyễn Hải Ninh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: “Bảo tàng Thế giới Cà phê là một công trình kiến trúc rất đặc biệt, khác biệt với cách sắp đặt trưng bày hiện vật mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Êđê tại Buôn Ma Thuột. Nếu như mục tiêu của Tập đoàn Trung Nguyên Legend là đưa Việt Nam trở thành Thủ phủ Cà phê Toàn cầu thì mục tiêu của tỉnh Đắk Lắk là từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới. Chính vì lý do đó, tôi rất mong tỉnh Đắk Lắk sẽ đồng hành cùng Tập đoàn Trung Nguyên Legend cùng thực hiện mục tiêu chung đưa Buôn Ma Thuột trở thành Thủ phủ Cà phê Toàn cầu – là điểm đến của những người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới”.

 https://daklak.gov.vn/documents/10181/1324427/khong+gian.jpg

Đến với bảo tàng, du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng những đồ chế biến cà phê có tuổi đời hàng trăm năm tuổi.

Hiện nay, giá trị ngành cà phê toàn cầu đã đạt hơn 100 tỷ USD, riêng xuất khẩu đạt 20 tỷ USD. Việt Nam tuy là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 thế giới, sau Brazil nhưng kim ngạch xuất khẩu ước tính mỗi năm, chỉ mang về xấp xỉ 4 tỷ USD – chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam do chỉ xuất khẩu thô cà phê chưa qua chế biến. Các loại khác bao gồm cà phê rang xay và cà phê hòa tan xuất khẩu giữ mức thấp, tổng tỷ trọng 2 loại này chỉ ở mức trên dưới 5%.

Tháng 10/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất 15 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia  trong đó cà phê xếp thứ 2 chỉ sau lúa gạo. Những năm trở lại đây, cà phê rang xay và cà phê hòa tan xuất khẩu ngày càng tăng lên do Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến xuất khẩu loại cà phê chế biến, trong đó có sự đóng góp đáng kể của Trung Nguyên Legend.

Nguồn: daklak.gov.vn

 

 

 

 

 

 

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu