Đắk Lắk trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975-2010)

24/02/2019 6665 0

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1986)

+ Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 được mở đầu bằng chiến thắng Buôn Ma Thuột (10/03/1975), đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.

+ Thời gian đầu mới giải phóng, Đắk Lắk đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã khiến cho địch sụp đổ nhanh chóng. Một lực lượng ngụy quân, ngụy quyền tan rã tại chỗ để lại nhiều vấn đề phức tạp 

+ Trước tình hình đó, trước sự chỉ đạo của Khu ủy V, Tỉnh ủy Đắk Lắk quyết định thành lập ban chỉ đạo truy quét FULRO và tổ chức lực lượng tấn công tiêu diệt, ngăn chặn âm mưu của chúng. 

+ Từ cuối năm 1981, tổ chức FULRO tiếp tục tan rã từng mảng lớn, âm mưu đi rút người huấn luyện ở Campuchia thất bại. Mâu thuẫn trong bọn cầm đầu FULRO người Êđê và người Mnong khá sâu sắc và gay gắt, chúng bắt đầu thanh trừng và giết hại lẫn nhau, tranh giành địa vị trong tổ chức FULRO, tỉnh đề ra các biện pháp giải quyết triệt để vấn đề FULRO ở cơ sở, gắn liền với việc xây dựngcủng cố toàn diện vùng dân tộc.

+ Sau hơn 10 năm cùng cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh hết sức phức tạp, vừa phải chống thù trong, giặc ngoài, vừa phải khôi phục và phát triển kinh tế từ điểm xuất phát thấp, song với truyền thống kiên cường, ý chí quyết tâm cao, quân và dân Đắk Lắk từng bước vượt qua khó khăn, thử thách giành được những thành tựu bước dầu hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

+ Thực hiện Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ IV, V của Đảng và các Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, với nhiệm vụ chiến lược trong thập kỷ đầu sau giải phóng mà Đảng bộ đã xác định: truy quét bọn phản động, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ cấp bách, xây dựng phát triển kinh tế là trọng tâm, sản xuất lương thực là nhiệm vụ số một. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lăk đã thực hiện tốt nhiệm vụ truy quét FULRO, đẩy lùi các cuộc lấn chiếm biên giới và đập tan các cuộc tấn công quân sự của bọn Pôn Pốt - Iêng Xary, giữ vững an ninh chính trị, góp phần bảo vệ vững chắc biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc.

+ Nền kinh tế phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từng bước được củng cố. Đặc biệt, sản xuất lương thực có bước phát triển vượt bậc, từu chỗ thiếu ăn (sau giải phóng), đến giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, bình quân lương thực đầu người đặt tren 300kg. Văn hóa xã hội phát triển, cơ bản xóa nạn mù chữ trong đồng bào dân tộc thiểu số. Hệ thống chính trị các cấp ngày càng vững mạnh, nhưng kết quả đó có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk trong thời kì đổi mới.

- Đắk Lắk thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng (1986 - 1996)

+ Tháng 10/1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X được tiến hành. Với tinh thần tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội được đánh giá những thành tựu trong ba năm 1983 - 1986 là to lớn và có ý nghĩa quan trọng, nhât là trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.

+ Đại hội quyết định phương hướng và nhiệm vụ trong những năm 1986 - 1991 của tỉnh là: "Nắm vững đường lối và các quan điểm cơ bản của Đảng, ra sức phấn đấu đến mức cao nhất. 

+ Trong 5 năm (1986 -1990), kinh tế của tỉnh đã được đi dần vào ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước.

+ Trong những năm 1987 - 1990, Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng nhân dân trong toàn tỉnh hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc tế, chấp hành nghiêm chỉnh việc rút quân và chuyên gia Việt Nam từ Campuchia về nước, duy trì các hiệp định biên giới, giữ vững tinh thần đoàn kết.

+ Tháng 01/1992, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (vòng 2) xác định mục tiêu phấn đấu trong những năm 1991 - 1995 là: "...Ổn định chính trị, cố gắng tự cân đối đáp ứng được nhu cầu tiền vốn, vật tư, giữ vững sản xuất, tạo thế chủ động và tranh thủ vốn đầu tư từ bên ngoài để phát triển nhanh hơn ở những năm sau nhằm ổn định và phát triển kinh tế xã hội , từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bước đầu tạo được tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát củng cố giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội".

+ Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo (1986 - 1995), đất nước ta đã đạt được những thành tự quan trọng về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Hòa chung vào dòng chảy của đất nước, Đắk Lắk có sự chuyển mình đáng kể. Nèn kinh tế có mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. An ninh chính trị được giữ vững, đời sống nhân dân được cái thiện. Tuy nhiên, để khai thác mọi tiềm năng xâ dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, đòi hỏi Đắk Lăk phải kịp thời xác định đúng đắn phương hướng, nhiệm vụ và những bước đi thích hợp nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ và bền vững.

- Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 - 2010)

+ Tháng 05/1996, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XII. Trên cơ sở phân tích những thành tựu, yếu kém và nguyên nhân, Đại hội xác định phương hướng va mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm từ 1996 - 2000 là: " Đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao đời sống và dân trí, thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư. Giữu vững ổn định chính trị , đẩy lùi tiêu cực và đảm bảo an toàn xã hội, củng cố an ninh biên giới và tăng cường khả năng phòng thủ".

+ Đầu năm 2001, trong bối cảnh đất nước bước vào thế kỷ XXI vứi thời cơ và thách thức mới, Đảng bộ tiến hành Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nêu ra phương hướng, mục tiêu tổng quát của Đảng bộ trong 5 năm 2001 - 2005: Bảo đảm  tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và ổn định trên cơ sở phát huy nội lực khơi dậy tiềm năng to lớn của địa phương, kết hợp với việc tranh thủ tối đa nguồn lợi bên ngoài, tăng cường hợp tác đầu tư, từng bước mở rộng thị trường nước ngoài , tiếp tục phát triển nông sản xuất khẩu đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp háo hiện đại hóa,phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ trong đó trọng tâm là công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Két hợp chặt chẽ kinh tế với môi trường, thực hiện tốt các vấn đề xã hội; xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, Phấn đấu đến 2010 đưa Đắk Lắk trở thành một tỉnh có kinh tế phát triển đạt mức trên trung bình của cả nước, có nền văn hóa tiên tiến và giữ được bản sắc dân tộc; xã hội công bằng dân chủ văn minh.

 

 

 

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu