- Đắk Lắk trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
+ Sau khi giành được chính quyền trong Cách mạng tháng Tám cho đến khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, nhân dân các dân tộc Đắk Lắk chỉ có 100 ngày hòa bình để xây dựng chế độ mới, cuộc sống mới (02/08 đến 30/11/1945), trong thời gian ngắn ngủi đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Hồ chủ tịch, của xứ ủy Trung Bộ, phát huy nhiệt tình Cách mạng, quần chúng các dân tộc ở Đắk Lắk cùng nhân dân cả nước thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước để củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng kinh tế, văn hoá và an ninh - quốc phòng, chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược.
+ Tháng 10/1945, tỉnh đã tổ chức một cuộc liên hoan đoàn kết dân tộc dưới hình thức một hội trợ triển lãm, mời những đại biểu ưu tú của các dân tộc dưới hình thức một hội trợ triển lãm, mời những đại biểu ưu tú của các dân tộc trong tỉnh và một số đại diện các anh em dân tộc các tỉnh Nam Trung Bộ đến tham dự. Trong đoàn đại biểu các dân tộc Mnong có một người chiến hữu là N'Trang Lơng và một số bà con của ông.
+ 08/09/1945 thi hành sắc lệnh của Hồ Chủ Tịch về xóa nạn mù chữ, tỉnh đã phát động phong trào bình dân học vụ, mở lại một số trường học ở thị xã, đồn điền, vận động nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ
+ Ngày 23/09/1945, Ban quân sự tỉnh đã được thành lập.
+ Cuối tháng 09/1945, Ủy ban Quân chính Nam Trung Bộ được thành lập. Tích cực giúp đỡ cho Ban Chỉ huy quân sự tỉnh trong nhiệm vụ xây dựng các lực lượng vũ trang của tỉnh, mặt khác chi viện cho một số đơn vị Nam tiến như đơn vị Bắc Bắc, đơn vị Lê Trung Đình để cùng với các lực lượng của địa phương triển khai xây dựng các phòng tuyến trên các trục đường 14 và 26.
+ Đầu tháng 10/1945, dịa biểu quân Anh đến Nha Trang cùng bọn Nhật thả hơn một nghìn tên Pháp bị giam giữ tại đây và trang bị vũ khí cho chúng.
+ Vào cuối tháng 11/1945, tỉnh Đắk Lắk đã ở vào vị trí ở quân Pháp bao vây từ ba phía: Nha Trang phía Đông, Thủ Dầu 1 ở phía Nam và Stung Treng, Kratie ở phái Tây.
+ Ngày 23/09/1945, được sự hỗ trợ của quân Anh, thực dân Pháp cho nổ súng ở Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần hai. Cuối năm 1945, quân Pháp được quân Anh giúp đỡ, bắt quân nhật dẫn đường từ Đông Nam Bộ theo đường 14 đánh lên Tây Nguyên và tấn công Đắk Lắk vào phòng tuyến Ba biên giới.Cuối tháng 11 năm 1945, sau khi tập trung được gần 1 vạn quân tinh nhuệ bộ binh, thiêt giáp, không quân và hải quân, Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp quyết định mở một cuộc tiến công hai gọng kìm: phía đông theo đường 1 đánh chiếm các tỉnh đồng bằng ven biển; phía Tây theo đường 14 đánh chiếm các tỉnh Tây Nguyên.
+ Vào lúc 9h sáng ngày 30/11/1945, trạm tiền tiêu của tỉnh ở phái Tây, phát hiện có một đoàn xe địch từ phía Campuchia chạy qua, đi đầu là một chiếc xe húc để dọn đường. Công cuộc chuẩn bị chiến đấu của tỉnh đang tiến hành, thì trưa ngày 06/12/1945, một tiểu đoàn bộ binh cơ giới Pháp đã đột nhập vào Buôn Ma Thuột, sau khi đã lọt qua được cầu sông SêreePook mà một tổ đánh mìn của ta đã không đánh sập được. Cuối tháng 12/1945 lùi về chốt ở phòng tuyến 19 để bảo vệ cơ quan đầu não ở CADA.
+ Ngày 06/01/1946, từ tiền tuyến đến hậu phương nhân dân cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 25/01/1946, quân Pháp sử dụng toàn bộ lực lượng có cơ giới yểm trợ tấn công tuyến phòng ngự cuối cùng của ta trên đường 26, phòng tuyến M'Đrắk - Phượng Hoàng. Để thống nhất chỉ huy toàn mặt trận miền Nam, tháng 01/1946, Chính phủ thành lập Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam do đồng chí Nguyễn Sơn làm chủ tịch, dưới Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam có 3 đại đoàn, trong đó Đại đoàn 23 phụ trách các tỉnh Tây Nguyên, bộ đội Hùng Việt đặt dưới sự chỉ huy của Đại đoàn 23.
+ Ngày 06/03/1946 Đảng và chính phủ ta đã chủ trương kí với Pháp Hiệp định sơ bộ. Ngày 19/04/1946, Hội nghị các dân tộc thiểu số miền Nam được triệu tập tại thị xã Pleiku.
+ ngày 21/06/1946, địch tập trung một lực lượng bộ binh cơ giới, pháo binh và máy bay từ nhiều phía tấn công ồ ạt vào phòng tuyến ở km 52 của ta. Cuộc chiến đấu của quân và dân Đắk Lắk ở phòng tuyến Buôn Hồ đã từng bước làm phá hoại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của quân Pháp chiếm Tây Nguyên, giúp các địa phương có thêm thời gian, điều kiện chuẩn bị kháng chiến tốt hơn.
+ Ngày 27/07/1946, D'Argenlieu đã đích thân đến Buôn Ma Thuột để tổ chức lễ ăn thề của một nhóm tù trưởng người Êđê, Mnong theo Pháp nhân dịp ra mắt cái gọi là xứ "Tây Kỳ tự trị" của chúng,
+ Sau khi hội nghị Phông-ten-nơ-blo tan vỡ do thái độ ngoan cố của thực dân Pháp, để tỏ rõ thiện chí hòa bình và tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí mInh đã thay mặt Chính Phủ ký với Pháp bản Tạm ước 14/09/1946, trong đó có điều khoản quy định hai bên đình chỉ chiến sự ở miền Nam